London Escorts sunderland escorts asyabahis.org dumanbet.live pinbahiscasino.com www.sekabet.net olabahisgir.com maltcasino.net faffbet-giris.com asyabahisgo1.com dumanbetyenigiris.com pinbahisgo1.com sekabet-giris2.com www.olabahisgo.com maltcasino-giris.com www.faffbet.net www.betforward1.org betforward.mobi www.1xbet-adres.com 1xbet4iran.com www.romabet1.com www.yasbet2.net www.1xirani.com romabet.top www.3btforward1.com 1xbet 1xbet-farsi4.com بهترین سایت شرط بندی بت فوروارد
HomeCâu hỏi quan trọngTheo Hồi Giáo Có Nên Giới Hạn Những Niềm Khoái Cảm?

Theo Hồi Giáo Có Nên Giới Hạn Những Niềm Khoái Cảm?

Theo các học giả Hồi giáo, có 3 thứ là nguồn gốc của niềm khoái cảm con người. Chúng là lý trí, ham muốn và sự giận dữ. Những cảm giác này không có giới hạn. Khi một cá nhân không xác định giới hạn của các điều trên, cá nhân này sẽ luôn muốn và tìm kiếm nhiều hơn các cảm giác ấy. [1]

Mặc dù Hồi giáo không cấm đoán cảm xúc của con người, Hồi giáo không cho phép con người được tự tung làm ảnh hưởng người khác khi trải nghiệm những cảm xúc này. Hồi giáo là sự cân bằng. Allah đã chỉ ra những cách tốt nhất để đáp ứng những nhu cầu từ bản chất con người thông qua lối sống đạo đức của Nhà tiên tri Muhammed.

Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) mong muốn các tình cảm, thái độ và hành vi nói chung được bình thường và cân bằng: Ông cảnh báo rằng tình yêu thương quá mức có thể gây mù và điếc, và kêu gọi mọi người yêu thương những người thân yêu của mình một cách có chừng mực [2]; khi nói về ngăn cấm tính quá mức trong tôn giáo, ông bảo rằng đó là một tính xấu trải đường cho sự hủy diệt các xã hội cổ đại [3]; không chỉ bác bỏ sự tục hóa quá mức, tôn giáo còn cấm các hành vi lệch lạc như hoàn toàn cách ly bản thân khỏi các công việc thế gian ngay cả khi nhân danh tôn giáo và sự hành lễ. [4]

Allah đã ra lệnh cho con người đáp ứng các nhu cầu cơ bản của bản thân theo những cách đúng đắn, lành mạnh và halal: “Hãy ăn thực phẩm sạch halal mà Allah đã ban cho các ngươi và tránh những điều cấm.” [5] “Họ không thực hiện thông dâm”. [6] Theo đạo Hồi, khi con người thỏa mãn các nhu cầu niềm vui thích bản thân mà được hình thành xung quanh 3 cảm xúc này theo con đường halal, sẽ có lợi cả cho cá nhân và xã hội, ở cõi đời này và thế giới ngày sau.

Theo đạo Hồi, đầu óc lý trí đã được ban cho con người để con người có thể phân biệt giữa đúng và sai: “Thực tế là ngươi đã được Allah ban cho sự hiểu biết (nhận thức). Thế thì ai làm đúng thì lợi cho người đó, ai không làm đúng thì hại cho bản thân họ. ”[7] Tuy nhiên, nếu một người sử dụng trí óc một cách thái quá, thì không phải người đó phân biệt sự đúng sai mà là đang chỉ trích đối phương. Việc một người không sử dụng đầu óc của mình có nghĩa là người đó sống mà không nhận thức được đâu là đúng, đâu là sai.

Cảm giác thèm muốn mang lại sự thỏa mãn cho nhu cầu của dạ dày trên và dưới. Nếu một người thỏa mãn quá đà với cảm giác này, người ấy có thể mắc nhiều bệnh khác nhau như béo phì. Thế nhưng một người sống không có cảm giác thèm muốn thì không thể có một cuộc sống lành mạnh. Vì khi đói cá nhân phải cảm nhận được nó để có thể ăn no bụng.

Theo đạo Hồi, ham muốn dục vọng của bản thân với người khác giới không có gì là sai trái. Sự sai trái ở đây được hình thành chính bởi cách cá nhân ấy trải qua cảm xúc này. Việc cảm nhận cảm giác này bằng con đường đúng đắn hay sai trái cũng là một thử thách.  Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) khuyên những người cảm thấy ham muốn này để không đi chệch hướng và có thể kiểm soát chúng, nên kết hôn (thỏa mãn cảm xúc bằng con đường halal), và thực hiện nhịn ăn nếu họ không có khả năng kết hôn: “Hỡi cộng đồng các thanh niên trẻ! Hãy để cho người mà có thể và có đủ khả năng để kết hôn, kết hôn. Bởi vì hôn nhân cấm đôi mắt (nhìn vào sự haram) và bảo vệ sự trong trắng (khỏi hành động haram). Nếu một người không có khả năng kết hôn, hãy để người ấy nhịn ăn. Bởi vì nhịn ăn là một sự bảo vệ (khỏi tình trạng ham muốn). ”[8]

Giận dữ là phản ứng của một người trước sự bất công. Sự tức giận cần được diễn ra một cách có kiểm soát. Hồi giáo xem con người là một thực thể có thể kiểm soát bản thân, tâm trí lẫn ý chí. Không phải sự tức giận, phước lành lớn nhất ở đây cho một người hành động bằng trí óc là khả năng sử dụng ý chí của người đó. Khía cạnh mạnh mẽ nhất của con người là ý chí không thực hiện điều gì đó mặc dù bản thân mong muốn. Nhà tiên tri Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) đã diễn tả điều này bằng ví dụ sau: “Một người mạnh mẽ không phải là người đánh bại đối thủ của mình khi đấu vật, mà là người kiểm soát được bản thân trong cơn tức giận.” [9] Nếu một người không cảm thấy tức giận thì rõ ràng là có vấn đề. Bởi vì, theo đạo Hồi, các cá nhân nên tức giận và phản ứng trước những bất công, tệ nạn và bạo quyền. [10] Trên thực tế, một người không cảm thấy tức giận được mặc dù không bị rối loạn tâm lý có nghĩa là người đó đã mất mối liên hệ với thế giới đang sống. Mà theo đạo Hồi, thế giới này giống như cánh đồng của thế giới bên kia. Lối sống, các lựa chọn và phản ứng của  mỗi cá nhân trong thế giới này định hình cuộc sống của ngày sau này. [11]


[1] Gazâli, İhyâ-u Ulûmi’d-dîn, Kimyây-ı Saadet. Bediüzzaman Said Nursi, İşaratü’l-İcaz: Fatiha Suresi, Risale-i Nur.
[2] Ebû Dâvûd, Edeb, 116.
[3] Buhârî, İ’tisâm, 5.
[4] Buhârî, Savm, 51.
[5] Maide, 88.
[6] Furkan, 68.
[7] En’am, 104.
[8] Buhari; 5065
[9] Müslim, Birr, 107.
[10] “Nếu các ngươi nhìn thấy sự xấu xa, hãy sửa chữa nó với đôi tay của mình, nếu không đủ sức, hãy sử dụng lời ăn tiếng nói, nếu vẫn không đủ sức, hãy ghét bỏ điều xấu xa đó. Sau cùng thì đây là tầm thấp nhất của đức tin .” Müslim, İman, 78.
[11] Aclûnî, Keşfu’l-Hafa, I, s. 412.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here