London Escorts sunderland escorts asyabahis.org dumanbet.live pinbahiscasino.com www.sekabet.net olabahisgir.com maltcasino.net faffbet-giris.com asyabahisgo1.com dumanbetyenigiris.com pinbahisgo1.com sekabet-giris2.com www.olabahisgo.com maltcasino-giris.com www.faffbet.net www.betforward1.org betforward.mobi www.1xbet-adres.com 1xbet4iran.com www.romabet1.com www.yasbet2.net www.1xirani.com romabet.top www.3btforward1.com 1xbet 1xbet-farsi4.com بهترین سایت شرط بندی بت فوروارد
HomeCâu hỏi quan trọngTại Sao Allah Lại Tạo Ra Bệnh Tật?

Tại Sao Allah Lại Tạo Ra Bệnh Tật?

Theo Hồi giáo; mọi người được thử thách bằng nhiều bài kiểm tra khác nhau trong cuộc sống trên thế giới này và từ phản ứng của họ với những bài kiểm tra này, họ sẽ nhận được phần thưởng của mình trong đời sau. Bệnh tật cũng là một trong những thử thách trên cõi đời này. Trong Quran, người bệnh hoặc đang trải qua một tình huống xấu; được khuyến nghị rằng nên nói câu “Quả thật, chúng tôi thuộc về Allah và chúng tôi chắc chắn sẽ trở về với Ngài” [1] và do đó chấp nhận rằng tình huống này đến từ Allah.

Một người khi trở bệnh nhận ra việc Allah chữa bệnh cho mình. Như được mô tả trong nhiều câu Kinh Quran, việc Allah chữa lành bệnh cũng được tiết lộ qua lời của Ngài Ibrahim, “Ngài là Đấng chữa lành tôi khi tôi đau ốm.” [2] Với câu nói “Thế nếu bảo Allah không phải là người tạo ra bất kỳ căn bệnh nào, thì đừng mong chờ phương pháp chữa trị nào từ Ngài.” Nhà tiên tri Muhammed tuyên bố rằng bệnh tật và sự chữa lành đến từ Allah. [3]

Theo Hồi giáo, không phải vô cớ mà Allah tạo ra bệnh tật. Có thể kể đến một số lý do như sau:

Khi bệnh tật ập đến, bạn sẽ dễ dàng trân trọng những khoảng thời gian lúc tốt đẹp hơn. Một con cá không nhận ra nó có phúc như thế nào khi ở trong nước, nhưng nếu con cá ấy có thể nhận ra sự tuyệt vời của môi trường nước và nhu cầu của chính mình khi lên khỏi mặt nước thì một người cũng sẽ nhận ra sự tuyệt vời của khoảng thời gian khỏe mạnh chỉ khi người ấy mất đi sức khỏe của mình. Ngài Muhammed khuyên rằng nên biết giá trị của sức khỏe trước khi ngã bệnh. [4]

Ngài Muhammed từng bày tỏ việc những tội lỗi của một người bệnh nhân sẽ giảm đi và chính căn bệnh ấy sẽ là lí do mà bệnh nhân ấy được tha thứ thông qua câu nói: “Ngươi hãy cứ đi giữa đường và đi thẳng mãi. Dù cho có thế thì tất cả những gì xảy đến trên con đường ấy đối với một người Hồi giáo đều là phương cách để chuộc lỗi. Thậm chí một cái gai đâm vào người hoặc sự lảo đảo của người ấy là phương thức chuộc tội cho tội lỗi của anh ta. ”[5]

Những người trẻ tuổi thường sẽ sao lãng về cái chết, về thế giới bên kia và thân phận tôi tớ của họ hơn so với những người lớn tuổi. Mặt khác, một người trẻ khi lâm bệnh sẽ nhớ đến thân phận tôi tớ của của anh ta đối với Allah, sự tồn tại của cuộc sống thế giới bên kia, giá trị của sức khỏe và sự xấu xí của tội lỗi bản thân mình.

Vì vậy, bệnh tật là một phương tiện nhắc nhở những người trẻ tuổi về Allah. Nhà tiên tri Muhammed đã đưa ra tin tốt lành về một cuộc sống trong Địa đàng, nơi không có sự lão hóa và bệnh tật, trái ngược với cuộc sống thế gian nơi tuổi trẻ và sức khỏe không tồn tại vĩnh cửu. [6]

Nhà tiên tri Muhammed từng bảo rằng khi một người mắc bệnh hiểm nghèo, nếu người ấy luôn kiên nhẫn thì sẽ được phần thưởng như phần thưởng tử vì đạo [7]. [8] Hơn thế, không chỉ cho bệnh nhân, Ngài còn đưa ra một tin tốt lành cho những người chăm sóc giúp đỡ bệnh nhân đó: “Bất cứ ai giải tỏa nỗi khó khăn của một người Hồi giáo, Allah cũng sẽ giải tỏa một trong những rắc rối vào ngày tận thế của người đó” [9].

Cuộc sống của thế giới này là có hạn nhất định. Bệnh tật và nỗi đau cũng chỉ là của thế giới này. Nhiều ayat và hadis thuật rằng thế giới bên kia sẽ không có bệnh tật hay ưu phiền. [10] Những ai kiên nhẫn trước sự khổ đau và không nổi loạn chống lại Allah trong cuộc sống trần gian ngắn ngủi này sẽ được tưởng thưởng ở nơi vĩnh hằng Địa đàng [11]. Trong Kinh Quran, tính kiên nhẫn và luôn cầu nguyện của Nhà tiên tri Ayyub cả khi bệnh và sau khi hồi phục được mô tả như một tấm gương đáng noi theo. [12] Theo Hồi giáo, việc người bệnh cầu xin Allah giúp đỡ bằng cách cầu nguyện được chấp nhận như một phương tiện chữa bệnh.


[1] Bakara/156
[2] Şuara/80
[3] Buhârî, Tıb, 1.
[4] Camiüssağir-1210
[5] Müslim 3/1993,52.
[6] Müslim, “Cennet”, 22
[7] Bkz. “şehit kime denir”
[8] Buhari, Tıb 31; bk. Buharî, Enbiya 54; Kader 15; Müslim, Selâm 92-95
[9] Ebû Dâvûd, Edeb, 60; Tirmizî, Birr, 19.
[10] Hicr/48
[11] Bakara/177, Müslim, “Cennet”, 22
[12] Enbiya/83-84

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here